Liên minh châu Âu Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với quan hệ quốc tế

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez phát biểu rằng: "Nếu chúng ta không đưa ra được một cách ứng phó thống nhất, mạnh mẽ và hiệu quả trước cuộc khủng hoảng kinh tế này, ảnh hưởng của nó sẽ không chỉ lớn hơn mà còn kéo dài lâu hơn, và chúng ta sẽ đặt toàn bộ khối Liên minh châu Âu vào rủi ro"; trong khi đó, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte cũng bình luận rằng: "Liên minh châu Âu đang trong rủi ro mất đi mục đích tồn tại của mình trong con mắt của người dân".[35] Từ ngày 4 đến 19 tháng 3, Đức đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu thiết bị bảo hộ cá nhân,[36][37] và Pháp cũng hạn chế xuất khẩu thiết bị y tế, khiến nhiều quan chức EU lên tiếng chỉ trích.[38] Nhiều nước trong Khu vực Schengen phải đóng cửa biên giới để ngăn chặn virus lây lan.[39]

Nợ đồng phát hành

Bài chi tiết: Trái phiếu corona

Những tranh luận về cách ứng phó dịch và ảnh hưởng kinh tế của dịch bệnh đã mở ra rạn nứt giữa các nước thành viên tại BắcNam Âu, giống như thời kỳ khủng hoảng nợ công châu Âu vào thập niên 2010.[40] Chín nước EU—Ý, Pháp, Bỉ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland, Slovenia và Luxembourg—kêu gọi phát hành các "trái phiếu corona" (một loại trái phiếu châu Âu) nhằm giúp các nước thành viên hồi phục sau dịch. Lá thư của các nước này cho rằng: "Những lợi ích khi dùng một công cụ chung như vậy là rất tốt, vì tất cả chúng ta đang phải đối mặt với một cú sốc từ bên ngoài."[41][42] Các nước Bắc Âu như Đức, Áo, Phần Lan và Hà Lan thì phản đối việc phát hành nợ chung, lo sợ rằng họ sẽ phải trả nợ nếu xảy ra vỡ nợ. Thay vào đó, họ đề xuất các nước nên nộp đơn xin nhận các khoản vay theo Cơ chế Bình ổn châu Âu.[43][44] Vấn đề trái phiếu corona được đưa ra thảo luận trong một phiên họp của Ủy ban châu Âu vào ngày 26 tháng 3 năm 2020; phiên họp bị kéo dài thêm ba tiếng so với dự kiến do những phản ứng "đầy cảm xúc" từ các thủ tướng của Tây Ban Nha và Ý.[45][46] Chủ tịch Ủy ban châu Âu Charles Michel[44] và Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde đã thúc giục EU cân nhắc phát hành nợ chung.[46]

Quyền tự do dân sự

16 nước thành viên Liên minh châu Âu đã ra tuyên bố cảnh báo rằng một số biện pháp khẩn cấp được các nước áp dụng trong đại dịch COVID-19 có thể hủy hoại các nguyên tắc về luật pháp và dân chủ. Họ tuyên bố "ủng hộ sáng kiến của Ủy ban châu Âu nhằm giám sát các biện pháp khẩn cấp và đề xuất đảm bảo các giá trị cơ bản của Liên minh do họ đề ra được đề cao."[47] Tuyên bố không nhắc tới Hungary, nhưng các nhà quan sát tin rằng tuyên bố có ám chỉ tới việc luật của Hungary cho phép chính phủ nước này có quyền lực tuyệt đối trong bối cảnh đại dịch. Ngày hôm sau, chính phủ Hungary cũng đã tham gia vào tuyên bố trên.[48][49]

Quốc hội Hungary thông qua luật cho phép Chính phủ nắm quyền lực tuyệt đối, với tỷ lệ ủng hộ là 137/53. Sau khi thông qua luật, Tổng thống Hungary János Áder tuyên bố khung thời gian quyền lực của Chính phủ sẽ được xác định rõ và phạm vi quyền lực sẽ có giới hạn.[50][51][52][53] Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết bà bày tỏ lo ngại về các biện pháp khẩn cấp tại Hungary và cho rằng chúng chỉ nên được thực hiện trong khuôn khổ cần thiết; Bộ trưởng Ngoại giao châu Âu tại Đức Michael Roth còn đề xuất nên áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Hungary.[54][55]

Lãnh đạo của 13 đảng thành viên Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) đề xuất xóa tên đảng Fidesz của Hungary vào ngày 2 tháng 4 sau khi nước này thông qua luật trên. Phản hồi trước đề xuất này, Viktor Orbán bày tỏ sẵn sàng thảo luận về bất cứ vấn đề nào liên quan đến tư cách thành viên của Fidesz "một khi đại dịch đã qua" trong một lá thư gửi tới Tổng thư ký EPP Antonio López-Istúriz White. Về đề xuất của 13 chính khách, Orbán cũng cho rằng "Tôi khó có thể tưởng tượng rằng bất kỳ ai trong chúng ta có thời gian cho những tưởng tượng về ý định của các quốc gia khác. Ngày nay, đây dường như là một thứ xa xỉ đắt tiền."[56] Trong một cuộc họp trực tuyến giữa các ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu vào ngày 3 tháng 4 năm 2020, Bộ trường Bộ Ngoại giao Hungary Péter Szijjártó yêu cầu các bộ trưởng khác phải đọc dự luật chứ không phải những bài thuyết trình có động cơ chính trị trên các báo trước khi bình luận về nó.[57]

Liên quan

Ảnh Ảnh hưởng văn hóa của Taylor Swift Ảnh hưởng văn hóa của BTS Ảnh hưởng xã hội của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam Ảnh hưởng kinh tế của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam Ảnh hưởng văn hóa của The Beatles Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với môi trường Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học thực vật Ảnh chụp màn hình Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với quan hệ quốc tế

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với quan hệ quốc tế //ssrn.com/abstract=3854295 http://cris.unu.edu/health-diplomacy-narratives http://www.rfi.fr/en/europe/20200402-china-coronav... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33199938 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33519034 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7426721 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7657608 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7833329 //doi.org/10.1016%2Fj.worlddev.2020.105294 //doi.org/10.1016%2Fj.worlddev.2020.105355